SỞ NGOẠI VỤ TỈNH PHÚ YÊN
NỔI BẬT:
Việt Nam là Thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào và tác động của nó đối với mục tiêu phát triển bền vững của các địa phương Việt Nam?

Hỏi đáp - Đăng ngày: 31/12/2020

Chào bạn, như bạn đã biết, ngày 7/6/2019, tại kỳ hợp thứ 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Việt Nam giành được số phiếu đặc biệt cao để trở thành ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.

Theo Điều 24 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, các nước thành viên Liên Hợp Quốc trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) có tổng cộng 15 thành viên, gồm 5 thành viên thường trực (Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc) và 10 thành viên không thường trực được Đại hội đồng LHQ bầu chọn với nhiệm kỳ hai năm trên cơ sở phân chia công bằng về mặt địa lý và có tính tới sự đóng góp của những nước này cho tôn chỉ và mục đích của LHQ và không được bầu lại nhiệm kỳ kế ngay sau khi mãn nhiệm. Mười nước thành viên không thường trực được bầu theo sự phân bổ khu vực địa lý như sau: 5 nước thuộc châu Phi và châu Á; 1 nước thuộc Đông Âu; 2 nước thuộc vùng Mỹ Latinh và Caribê; 2 nước thuộc Tây Âu và các nước khác.Năm nước thành viên thường trực có quyền lực cao hơn 10 thành viên còn lại, đáng chú ý nhất là quyền phủ quyết các dự thảo nghị quyết. Các ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc giữ nhiều vai trò và một số quyền lực nhất định trong hoạt động của cơ quan này, từ các dự thảo nghị quyết cho tới chương trình làm việc hàng tháng.

Cụ thể với vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2020 – 2021, Việt Nam tham gia vào các công việc tại cơ quan Liên hợp quốc và đóng góp cho lợi ích chung như tham gia bỏ phiếu quyết định việc thông qua các nghị quyết quan trọng của Hội đồng Bảo an, giữ chức chủ tịch HĐBA luân phiên hàng tháng, định hình chương trình làm việc hàng tháng của HĐBA, có vai trò tương đối lớn trong việc xử lý các vấn đề khủng hoảng, ủy ban cấm vận khi đại diện cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cơ hội xây dựng liên minh các quốc gia, phát huy vai trò của quốc gia trong giải quyêt các cuộc khủng hoảng chính trị,  bảo vệ lợi ích của Việt Nam và đưa ra các vấn đề quan trọng đối với Việt Nam trong phạm vi thảo luận nội dung các văn bản, đề xuất giải pháp.

Ngọc Lan


Các tin cùng chuyên mục:
  • Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại tỉnh Phú Yên năm 2024
  • Phú Yên 2024
  • Clip 35 năm tái lập tỉnh Phú Yên
  • Giới Thiệu tổng quan Phú Yên 2024
  • Đối ngoại Phú Yên 2023
VĂN BẢN MỚI
92/QĐ-UBND (18/01/2019) - Công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Hợp tác quốc tê, Công tác lãnh sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Ngoại vụ
() -
06/2020/QĐ-TTg (21/02/2020) - Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
02/2015/TTLT-BNG-BNV (28/06/2015) - HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ NGOẠI VỤ THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
47/2014/QH13 (16/06/2014) - Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Thống kê truy cập