SỞ NGOẠI VỤ TỈNH PHÚ YÊN
NỔI BẬT:
Nội dung của mô hình Làng mới Saemaul ở Hàn Quốc và khả năng áp dụng trong phát triển nông thôn ở nước ta

Hỏi đáp - Đăng ngày: 31/12/2020

Chào bạn, đúng như bạn đã biết, Hàn Quốc nổi tiếng với phong trào đổi mới nông thôn thập kỷ 60, 70 với tên gọi  Làng mới (Saemaul Undong). Phong trào đã làm thay đổi diện mạo nông thôn Hàn Quốc và làm nên sự phát triển thần kì của Hàn Quốc trong giai đoạn về sau. Chỉ trong 10 năm triển khai, phong trào đã đạt thành công với 3 giai đoạn: Giai đoạn xây dựng nền tảng từ 1971-1973, Chính phủ tập trung các chương trình khởi động tinh thần Saemaul và thực hiện các dự án cải thiện môi trường cơ bản;  Giai đoạn tự lực từ 1974-1976, Chính phủ chú trọng phát triển sản xuất và thúc đẩy sự tham gia tự nguyện của người dân; Giai đoạn hoàn thành từ 1977-1981, chú trọng đến thu nhập của hộ gia đình thông qua trồng trọt các loại cây chuyên biệt, xây dựng nhà máy và các khu phức hợp nông công nghiệp, hình thành cấu trúc triển khai mô hình Saemaul do tư nhận thực hiện. Mấu chốt thành công của Seamaul Undong là nông dân tích lũy được nội lực, tăng năng lực, thay đổi tư duy, chủ động trong quản lý; và thu nhập của vùng nông thôn đạt cao hơn thành thị.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của Việt Nam và phong trào Làng mới của Hàn Quốc rất tương đồng, cùng có chung mục đích, vì vậy Việt Nam có thể vận dụng một cách chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm Làng mới vào xây dựng Nông thôn mới ở Việt Nam. Từ năm 2012, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) thử nghiệm hỗ trợ áp dụng mô hình Làng mới tại 8 làng thuộc 5 tỉnh của Việt Nam, gồm Thái Nguyên, Bắc Ninh, Huế, Ninh Thuận, Hậu Giang và đã đạt được những kết quả nhất định. Trong thời gian tới, mô hình Làng mới tiếp tục được học tập và áp dụng tại Việt Nam, nhất là các kinh nghiệm tốt như tăng cường vai trò tự quản của địa phương, phát huy nội lực và tinh thần tự chủ - đoàn kết - sáng tạo của cộng đồng,  phát triển nông nghiệp công nghệ cao đồng thời giữ được bản sắc của nông thôn truyền thống, tạo nên sự phát triển hài hòa của nông nghiệp - nông dân - nông thôn.

Ngọc Thủy


Các tin cùng chuyên mục:
  • Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại tỉnh Phú Yên năm 2024
  • Phú Yên 2024
  • Clip 35 năm tái lập tỉnh Phú Yên
  • Giới Thiệu tổng quan Phú Yên 2024
  • Đối ngoại Phú Yên 2023
VĂN BẢN MỚI
92/QĐ-UBND (18/01/2019) - Công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Hợp tác quốc tê, Công tác lãnh sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Ngoại vụ
() -
06/2020/QĐ-TTg (21/02/2020) - Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
02/2015/TTLT-BNG-BNV (28/06/2015) - HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ NGOẠI VỤ THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
47/2014/QH13 (16/06/2014) - Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Thống kê truy cập