SỞ NGOẠI VỤ TỈNH PHÚ YÊN
NỔI BẬT:
Nội dung chính sách Ngoại giao đa phương của Việt Nam hiện nay? Các địa phương như Phú Yên có thể đủ điều kiện để tham gia vào công tác này hay không?

Hỏi đáp - Đăng ngày: 31/12/2020

Chào bạn, có thể bạn đã biết, trong quan hệ quốc tế, chủ nghĩa đa phương từ lâu đã được coi là phương cách không thể thiếu nhằm xây dựng một thế giới hòa bình,  an ninh, phát triển và thịnh vượng. Chủ nghĩa đa phương là cách tiếp cận nền tảng cho sự ra đời của Liên hợp quốc và các tổ chức như ASEAN, APEC, ASEM, Không liên kết, G20, G7, Pháp ngữ…khác. “Ngoại giao đa phương”, bên cạnh “ngoại giao song phương”, là công cụ  hữu hiệu để  các quốc gia tìm kiếm đồng minh, khắc phục bất đồng nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Kinh nghiệm cho thấy những quốc gia tầm trung, hạn chế nguồn lực vật chất, sẽ đạt nhiều kết quả với ngoại giao đa phương vì có thể kiến tạo các cơ hội mới trong lĩnh vực này. Lợi thế từ mối liên hệ đa chiều đan xen lợi ích nhất là với các nước lớn, ngoại giao đa phương giúp các quốc gia mở rộng không gian phát triển, đồng thời cho phép các nước  nhỏ cũng có thể các biện pháp ngoại giao ở tầm khu vực và quốc tế.

           Ngoại giao đa phương Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng ngay từ ngày đầu thành lập nước năm 1945, đến nay đã trưởng thành mạnh mẽ, triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2020 được coi là năm thắng lợi vang dội của ngoại giao đa phương Việt Nam với vai trò kép, “kép” Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Đường lối đối ngoại đa phương lần đầu tiên đã chính thức được đưa vào văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, được cụ thể hóa tại Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Dự thảo Văn kiện Đại hội đảng XIII cũng  tiếp tục nhấn mạnh và làm rõ hơn những nhiệm vụ của ngoại giao đa phương.  Các địa phương như Phú Yên đều đã và đang tham gia ngoại giao đa phương, nhằm thu hút nguồn lực quốc tế để phát triển kinh tế-xã hội, phát huy nội lực thông qua các kết nối với đối tác bên ngoài, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ hỗ trợ phát triển, kinh nghiệm, trình độ quản lý. Hiện nay, các địa phương và doanh nghiệp đều tích cực tìm hiểu và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với 60 nền kinh tế trên thế giới nhằm tìm kiếm cơ hội cơ hội phát triển mà ngoại giao đa phương mang lại.

Ngọc Thủy


Các tin cùng chuyên mục:
  • Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại tỉnh Phú Yên năm 2024
  • Phú Yên 2024
  • Clip 35 năm tái lập tỉnh Phú Yên
  • Giới Thiệu tổng quan Phú Yên 2024
  • Đối ngoại Phú Yên 2023
VĂN BẢN MỚI
92/QĐ-UBND (18/01/2019) - Công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Hợp tác quốc tê, Công tác lãnh sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Ngoại vụ
() -
06/2020/QĐ-TTg (21/02/2020) - Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
02/2015/TTLT-BNG-BNV (28/06/2015) - HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ NGOẠI VỤ THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
47/2014/QH13 (16/06/2014) - Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Thống kê truy cập