SỞ NGOẠI VỤ TỈNH PHÚ YÊN
NỔI BẬT:
Tìm hiểu Quy định mới về việc thành lập Công viên Địa chất Việt Nam

Ngoại giao văn hóa - Đăng ngày: 31/12/2022

Các căn cứ pháp lý: Căn cứ pháp lý dựa trên 3 nguồn tiếp cận đó là tiếp cận khái niệm CVĐC trong luật Tài nguyên Môi trường Việt Nam, khái niệm Mạng lưới CVĐC Việt Nam trong quy hoạch của Chính phủ; và khái niệm Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO

a) Quy định về Công viên địa chất: Đến nay có hai bộ luật đều của ngành tài nguyên môi trường xác định khái niệm Công viên địa chất đó là Luật Khoáng Sản 2018 và Luật Bảo vệ Môi trường 2020; cụ thể:

* Luật Khoáng sản: Điều 2 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản yêu cầu Bộ Tài Nguyên Môi trường quy định chi tiết “Công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất”. Do đó, Thông tư số 50/2017/TT-BTNMT ngày 30/11/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất theo đó có quy định khái niệm;

- Tại khoản 3 điều 3: Công viên địa chất là một vùng có giới hạn xác định, chứa đựng các di sản địa chất, có giá trị quan trọng về khoa học địa chất, độc đáo về văn hóa, sinh thái và khảo cổ học; có kích thước phù hợp để thực hiện các chức năng quản lý, bảo tồn, nghiên cứu và phát triển bền vững kinh tế - xã hội vào bảo vệ môi trường”

- Về các hình thức CVĐC, tại khoản 2 điều 4 và khoản 4 điều 7 quy định:  Công viên địa chất có 8 kiểu đó là Karst; Núi lửa; Đầm phá, hạ lưu sông; Kiến tạo; Cổ sinh, địa tầng, khoáng vật - khoáng sản; Thạch học; Đồng bằng sông, hệ thống sông; Đới khô, bán khô. Các tài liệu được công nhận về điều tra, đánh giá CVĐC gồm có tài liệu nguyên thuỷ về công viên địa chất; Bản đồ công viên địa chất; và các sơ đồ, bản đồ chuyên môn.

* Luật Bảo vệ môi trường: Luật Bảo vệ môi trường có Điều 20 về “Di sản thiên nhiên được bảo vệ môi trường”; theo đó Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường tại Chương II mục 4 về “Bảo vệ môi trường Di sản thiên nhiên” đã qui định chi tiết về Công viên địa chất:

Công viên địa chất là khu vực đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết như sau:a) Có ranh giới địa lý, hành chính rõ ràng, liền khoảnh, trong đó chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất có giá trị khoa học, giáo dục và kinh tế; b) Có các đặc điểm nổi bật, độc đáo, minh chứng cho các quá trình địa chất quan trọng trong lịch sử tiến hóa, phát triển của Trái đất, đồng thời là nơi hội tụ các giá trị về thiên nhiên, đa dạng sinh học và được nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn và khai thác, sử dụng một cách tổng thể, bền vững.

Gành Đá Đĩa - kiệt tác của thiên nhiên

* Nhìn chung cả hai cách tiếp cận CVĐC đều thống nhất khẳng định CVĐC là một khu vực có ranh giới hành chính rõ rang, liền khoảnh chứng đựng tập hợp các di sản địa chất có giá trị độc đáo về khoa học, giáo dục, thẩn mỹ, kinh tế; CVĐC là tập hợp các di sản địa chất thuộc đối tượng phải được điều tra, đánh giá theo Luật Khoáng Sản, vừa là đối tượng được bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ Môi trường. Đồng thời, CVĐC còn bao hàm các giá trị văn hóa độc đáo vật thể và phi vật thể, các “danh lam thắng cảnh”, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật di sản Văn hóa. Điều 4 và khoản 2 Điều 28 Luật di sản văn hóa 2013 quy định: Danh lam thắng cảnh “là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học... Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất. Vì vậy, theo các quy định hiện hành, trường hợp CVĐC nằm trong di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, việc quản lý, bảo vệ CVĐC được thực hiện theo Luật di sản văn hóa (Thông tư số 50/2017/TT-BTNMT ngày 30/11/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Trên thực tế, giá trị di sản CVĐC là toàn diện, bao gồm nhiều giá trị về thiên nhiên, sinh thái…, khi đi vào triển khai hình thành và quản lý CVĐC sẽ liên quan đến các luật, quy định điều chỉnh khác như Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo năm 2015, Luật Du lịch năm 2017, Luật Đa dạng sinh học 2008, Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Quy hoạch 2017, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

b) Quy định hướng dẫn về Mạng lưới CVĐC Việt Nam:

- Phát triển mạng lưới CVĐC Việt Nam lần đầu tiên được Chính phủ hướng dẫn tại Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn di sản địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới công viên địa chất Việt Nam“. Dựa trên nền tảng dữ liệu địa chất quốc gia, Đề án đã xác định Phú Yên cùng 36 tỉnh, thành phố  có di sản địa chất đủ điều kiện hình thành CVĐC và tham gia mạng lưới CVĐC Việt Nam. Theo Đề án, Chính phủ giao nhiệm vụ cho UBND cấp tỉnh của 37 địa phương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan thực hiện  bảo tồn, sử dụng hợp lý các di sản địa chất, quản lý và phát triển bền vững mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan vận hành, phát triển công viên địa chất ở địa phương của mình.

- Ngày 30/11/2021, Thủ tướng Chínhh phủ đã ký Quyết định số 2013/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hoá đến năm 2030; theo đó tại Phụ lục Danh mục các nhiệm vụ dự kiến xây dựng mới trong khuôn khổ chiến lược ngoại giao văn hoá đến năm 2030 đã nêu 10 nhiệm vụ cụ thể, trong đó nhiệm vụ số 8 “Thành lập Công viên địa chất Phú Yên, gia nhập Mạng lưới công viên địa chất Việt Nam, hướng đến danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO”. Đây là căn cứ quan trọng cho Đề án.

Lê Vi


Các tin cùng chuyên mục:
  • Bản tin đối ngoại quý 3 2019
  • Tọa đàm Trao quyền năng cho phụ nữ với bà Đỗ Thị Kim Liên - Lãnh sự danh dự Nam Phi tại TP. Hồ Chí Minh
  • Hội thảo "Định hướng khai thác các nguồn nước khoáng nóng Phú Yên"
  • Lễ Chào cờ đầu năm 2019 tại Cực đông trên đất liền của Tổ quốc - Mũi Điện, Phú Yên
  • Quảng bá tỉnh Phú Yên tại Pháp - Italia
VĂN BẢN MỚI
92/QĐ-UBND (18/01/2019) - Công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Hợp tác quốc tê, Công tác lãnh sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Ngoại vụ
() -
06/2020/QĐ-TTg (21/02/2020) - Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
02/2015/TTLT-BNG-BNV (28/06/2015) - HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ NGOẠI VỤ THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
47/2014/QH13 (16/06/2014) - Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Thống kê truy cập